Sâu răng - Triệu chứng, phân loại và điều trị

Sâu răng hay còn gọi là răng bị sâu. Nhiều người cho rằng là do một loại sâu đục vào răng tạo ra. Vậy suy cho cùng sự thể là thế nào? Cạo vôi răng có làm trắng răng không? Dưới đây xin giới thiệu nguyên nhân hình thành sâu răng:

Trước tiên có răng sâu thì phải hình thành răng đã, mà phải là răng đã mọc ra rồi, bởi răng chưa mọc ra thì hoàn toàn không có sâu răng được. Thứ hai là sâu răng thường phát sinh ra ở những kẽ mặt ngoài của răng, là nơi tiếp giáp giữa những chiếc răng với nhau, bởi những chỗ đó thường đọng lại những chất bẩn khó loại trừ được. Ngoài ra hàm răng không đều cũng là nguyên nhân gây ra sâu răng.



Phân loại thể sâu răng
Phân loại thể sâu răng

Phân loại thể sâu răng

♦  Sâu răng lan nhanh

Là dạng sâu răng xuất hiện đột ngột, lan rộng trên nhiều răng, tổn thương tiến triển nhanh chóng đến tuỷ răng và xảy ra trên cả các răng thường được cho là miễn nhiễm với sâu răng dạng thông thường.

Về nguyên nhân gây bệnh, có một số yếu tố được cho là có liên quan:

Rối loạn cảm xúc: Thường gặp sâu răng lan nhanh ở cả trẻ em và người lớn có ức chế cảm xúc và sợ hãi, không hài lòng với những kết quả đạt được, thái độ bất cần-nổi loạn với hoàn cảnh gia đình, cảm giác thấp kém, chấn thương tinh thần ở trường học, căng thẳng và lo lắng kéo dài…

Lứa tuổi thiếu niên là giai đoạn có nhiều biến đổi phức tạp về tình cảm, tâm lý do đó tỷ lệ sâu răng lan nhanh cao hơn.

Rối loạn cảm xúc có thể tạo nên những thói quen ăn uống bất thường như sử dụng quá nhiều đồ ngọt, ăn vặt liên tục…lần lượt làm tăng tỷ lệ sâu răng. Mặt khác, chính những rối loạn cảm xúc này thường gây nên tình trạng giảm tiết nước bọt đáng kể, giảm khả năng tái khoáng hoá của răng, càng làm tăng nguy cơ sâu răng.

Sử dụng các loại thuốc làm giảm tiết nước bọt như thuốc hướng thần (điều trị trong các trường hợp nói trên), thuốc điều trị các bệnh tim mạch, nội tiết, thuốc giảm đau, chống ho, lợi tiểu…

Điều trị tia xạ vùng đầu cổ làm suy giảm chức năng của tuyến nước bọt, là nguy cơ cao cho những dạng sâu răng trầm trọng phát triển.

♦  Sâu răng sớm ở trẻ em

Trên lâm sàng, tổn thương sâu răng ở trẻ 2, 3 và 4 tuổi xuất hiện rất điển hình và theo một dạng đặc thù: Các răng cửa trên bị ảnh hưởng sớm nhất và nặng nhất, sau đó đến các răng hàm sữa thứ nhất hàm trên và hàm dưới, đôi khi các răng nanh dưới cũng bị ảnh hưởng, các răng cửa dưới thường không bị ảnh hưởng gì. Vì tổn thương có tính chất phát triển nhanh, đa số ở trên các bề mặt vốn đề kháng với sâu răng (mặt nhẵn, mặt ngoài răng cửa trên) nên có thể coi đó là một dạng đặc biệt của sâu răng lan nhanh.

♦   Sâu răng dạng ẩn

– Thuật ngữ sâu răng dạng ẩn (hidden caries, occult caries, covert caries, fluoride syndrome) được dùng để mô tả tổn thương sâu răng ở lớp ngà thường không phát hiện được trên lâm sàng, nhưng đủ lớn và mất khoáng để phát hiện được bằng phim X-quang cánh cắn.

Nếu sâu răng ở mức độ nặng bạn nên tiến hành tìm hiểu ưu điểm của cấy ghép răng Implant là gì để sớm phục hình lại răng. Nếu còn thắc nào liên quan đến phương pháp này cũng như tìm hiểu thêm về các phương pháp làm đẹp khác bạn có thể tới trực tiếp tại nha khoa Đăng Lưu để được các bác sĩ tư vấn và giải đáp.

Bài viết được trích nguồn tại: http://niengrangkhongmaccai.org
Thông tin liên
 hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
TG: VT

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget