Niềng răng thưa

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được rất nhiều khách hàng sử dụng hiện nay. Tuy nhiên với trường hợp răng thưa thì có nên niềng răng không? Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể tham khảo ngay bài viết sau đây.

Răng thưa có niềng được không?

Với niềng răng, những chiếc răng thưa sẽ được kéo sát lại gần với nhau. Niềng răng giúp răng có sự thay đổi cơ bản, dịch chuyển chúng đến vị trí mới hoàn toàn với chiều và thế răng chuẩn tỷ lệ hơn.

Ngoài ra, với những lý do dưới đây thì bạn sẽ không còn phải băn khoăn răng thưa có nên niềng răng hay không:

- Niềng răng chỉ tạo lực kéo để làm di chuyển răng, giúp răng sát khít với nhau hơn mà không làm tổn thương men răng, mô răng. Đây là vấn đề bảo tồn nguyên vẹn răng thật một cách tối đa.
Niềng răng thưa nhằm điều chỉnh lại khuyết điểm răng

- Cũng do không trải qua xâm lấn răng nên niềng răng không gây đau đớn cho người điều trị.

- Sau niềng chỉnh, hàm răng thưa sẽ đạt độ kín khít tối đa, đều đặn và thẳng hàng với nhau. Đồng thời, khớp cắn đạt tỷ lệ chuẩn. Như vậy, song song với việc chỉnh sửa được răng thưa, tương quan hàm cũng được cân chỉnh lại giúp gia tăng sự nhịp nhàng cho khớp cắn và tạo lực tốt hơn cho ăn nhai.

- Hiệu quả niềng răng thưa chỉ sau 1 lần điều trị và khi đã đạt được sẽ duy trì vĩnh viễn suốt đời và không phải lo lắng đến vấn đề tái phát lại.

- Niềng răng có thể khắc phục hoàn toàn khuyết điểm răng thưa nặng, kèm theo những sai lệch khác như vổ, hô, lệch lạc,…

Quy trình thực hiện niềng răng thưa

Bước 1: Thăm khám và tư vấn. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng của khách hàng sau đó đưa ra giải pháp niềng răng tốt nhất để khắc phục tình trạng hiện tại.

Bước 2: Chụp phim để bác sĩ có thể nhận diện được cấu trúc xương hàm, xương răng, chân răng và đưa ra những chỉ định chính xác cho tình trạng của khách hàng. Tùy vào từng trường hợp bác sĩ có thể chỉ định bạn có nên nhổ răng hay không.

Bước 3: Tiến hành lấy dấu răng để thiết kế bộ mắc cài chuẩn xác đồng thời lên phác đồ điều trị phù hợp cho hiệu quả cao khi điều trị.
Bác sĩ thực hiện đặt các mắc cài và khay niềng răng 

Bước 4: Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ khoang miệng sau đó tiến hành gắn mắc cài lên từng chiếc răng. Điều chỉnh lực kéo vừa đủ để níu dần răng về đúng vị trí theo phác đồ điều trị đã quy định sẵn.

Bước 5: Theo dõi tiến trình niềng răng. Trong quá trình thực hiện niềng răng thẩm mỹ các bạn phải thường xuyên đến điều chỉnh lại mắc cài cho phù hợp với tình trạng răng. Thông thường từ 2 – 4 tuần sẽ đi kiểm tra lại.

Bước 6: Tháo mắc cài niềng răng. Trong quá trình thăm khám định kỳ nếu bác sĩ thấy tình trạng hàm răng của bạn đã về đúng vị trí theo quy định sẽ tiến hành tháo mắc cài cho bạn.

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget